Kỳ thi vào đại học quan trọng nhất nước Mỹ đã thay đổi. Bạn đã sẵn sàng cho đại số nâng cao, bài luận, và … sự trở lại của ngữ pháp chưa? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn đầy đủ về bài thi SAT mới.
Giả sử có hai đứa trẻ đang chơi trong một khu rừng sâu rộng: một cậu bé thông minh nhanh nhẹn đến từ thành phố và một chú nhóc bản địa tuy chậm chạp hơn nhưng lại thuộc đến từng chỗ rẽ, ngách nhỏ của cánh rừng. Liệu ai sẽ thắng?
Vấn đề ở đây chính là những thuận lợi to lớn của bạn khi biết rõ được địa thế của mình. Và nếu như bài thi SAT cũng như một cánh rừng lớn thì việc biết rõ “thổ địa” của “khu rừng” này sẽ cho bạn những kết quả tốt nhất. Chúng tôi viết chương này cũng chính vì lý do đó.
Đoán hay không đoán?
Chúng ta có nên đoán trong kì thi SAT hay ko? Câu trả lời nằm trong chính câu hỏi SAT mà chúng tôi dựng ra sau:
You are taking a test. On a particular question, though, there has been a printing error. The question wasn’t printed at all! But the five answers have been printed. One of the five answers is right, but you don’t know which one. If you randomly guess and pick an answer, what’s the probability you’ll choose the “right” answer?
(Bạn đang làm một bài kiểm tra. Bỗng nhiên có một câu hỏi do lỗi in ấn mà mất hết cả phần đề bài. Duy chỉ có 5 câu hỏi vẫn được nhìn thấy rõ. Một trong số đó là câu trả lời đúng nhưng bạn ko thể nào biết được đó là câu nào. Bạn lấy bừa một đáp án và tick vào đó. Vậy tỷ lệ đúng của bạn trong câu hỏi đó là bao nhiêu?)
Câu hỏi trên cũng tương tự như hoàn cảnh bạn phải đoán câu trả lời trong kì thi SAT. Nếu bạn cứ mò một đáp án trong 5 đáp án còn lại thì bạn vẫn có 20% khả năng sẽ chọn được câu trả lời đúng. Nói cách khác, nếu bạn thậm chí ko thèm liếc một cái vào các đáp án mà cứ tick bừa một câu trả lời thì cứ 5 lần đoán bạn vẫn có thể có 1 lần chính xác.
Thế còn 0.25 điểm trừ từ mỗi câu trả lời sai thì sao? Bản thân chính con số phạt đấy cũng ko phải tự nhiên mà có. Nó được đặt ra nhằm hạn chế tối đa việc ăn điểm từ đoán mò trong kì thi. Nếu bạn đoán 5 câu hỏi mà được 1 câu hỏi đúng (trường hợp này thường xuyên xảy ra) thì tổng điểm gốc cho 5 câu trả lời đó sẽ như sau:
1 câu đúng = 1 điểm gốc
4 câu sai * (-0.25) cho mỗi câu = -1 điểm gốc.
Và kết quả là bạn vẫn chẳng được điểm nào cho 5 câu hỏi này.
Vậy việc đoán trong bài thi là hoàn toàn vô nghĩa và mất thời gian? Hoàn toàn SAI.
Những nguyên tắc cơ bản khi đoán
Việc suy đoán sẽ chỉ trở nên mất thời giờ khi bạn chọn từ cả 5 đáp án cho sẵn. Nhưng ko có ai bắt bạn phải chọn từ cả 5 đáp án đó cả. Nói cách khác, nếu bạn biết cách suy đoán hợp lí, bạn có thể loại bỏ được vài khả năng trước khi hoàn toàn “dựa vào sự may mắn của bản thân”. Chẳng hạn như trong bài tập hoàn thành câu sau:
In Greek mythology, Hades, the realm of the dead, is guarded by —- dog.
(A) an anthropomorphic
(B) a sanguinary
(C) a sesquipedalian
(D) a delicious
(E) a sententious
Chúng tôi chọn ví dụ này bởi nghĩ rằng các bạn có thể ko biết nghĩa của 4 từ: anthropomorphic, sanguinary, sesquipedalian hay sententious. Cả 4 từ này đều ít xuất hiện hơn các từ vựng khác trong kì thi SAT. Nhưng bạn chắc chắn sẽ biết nghĩa của từ delicious và có thể loại ngay câu trả lời này (a delicious dog???).
Đúng là bạn vẫn chưa thể biết được câu trả lời cuối cùng bởi bạn mới chỉ loại được mỗi từ delicious. Nhưng một khi đã xác định được delicious ko phải là câu trả lời, việc của bạn bây giờ sẽ chỉ là đoán 1 trong 4 từ còn lại thay vì 5 từ như trước. Và bây giờ tỷ lệ của bạn sẽ là 1 câu trả lời đúng cho mỗi 3 câu trả lời sai:
1 câu đúng = 1 điểm gốc
3 câu sai * (-0.25) cho mỗi câu = 0.75 điểm gốc
Cuối cùng bạn sẽ được tổng cộng là 0.25 điểm gốc. Nói cách khác, chỉ cần biết chắc một đáp án là sai thôi, lợi thế sẽ thuộc về bạn. Và 1 hay chỉ cần 0.25 điểm gốc thôi sẽ trở nên cực kì đáng giá.
Cuối cùng, tất cả những dẫn chứng trên chỉ để kết luận rằng:
Nếu bạn có thể loại bỏ dù chỉ một lựa chọn trong các câu trả lời, luôn luôn đoán.
Suy đoán là cách lấy điểm từng phần
Tuy vậy, một vài người không ủng hộ với việc suy đoán này. Họ cho rằng việc đó cũng tương tự như gian lận trong bài thi và nó sẽ thiên vị những người ko biết gì và chỉ coi SAT như một trò chơi “mò chữ”.
Và nếu bạn là một trong số những người trên thì hãy làm quen với việc suy đoán đi bởi: thứ nhất chính bạn sẽ làm mất đi cơ hội tăng điểm của mình nếu như ko chịu suy đoán trước những câu hỏi khó. Thứ hai: việc suy đoán hợp lí chỉ là một dạng của việc lấy điểm theo từng phần.
Quay trở lại với ví dụ về hoàn thành câu đã cho ở trên. Hầu hết mọi người chỉ loại bỏ được một khả năng là delicious. Nhưng giả sử bạn còn biết thêm từ sententious có nghĩa là “given to pompous moralization” (lên mặt dạy đời) và hiểu rằng không có một chú chó nào “hay thuyết trình về đạo đức” lại đi canh cổng cho thế giới âm phủ Hy Lạp xưa cả. Bây giờ, bạn chỉ cần đoán 1 trong 3 khả năng còn lại của câu hỏi, giúp bạn có một tỷ lệ là 1 câu đúng cho mỗi 2 câu trả lời sai.
Nhớ rằng kiến thức của bạn càng nhiều thì lợi thế và điểm bạn đạt được trong việc suy đoán càng tăng.
Việc suy đoán trong các câu hỏi điền số (Grid-ins)
Không có bất cứ một hình phạt nào trong việc suy đoán ở những câu hỏi điền số. Dù bạn có đoán sai đi nữa thì bạn vẫn ko bị trừ một điểm nào. Nhưng có một vấn đề cũng khá nhức nhối khác là phần trăm suy đoán đúng của bạn trong những câu hỏi kiểu này là rất nhỏ chỉ 1/14400. Điều này có nghĩa là dù ko có bất cứ một điểm trừ nào đe dọa thì nếu bạn không có một chút khái niệm nào về câu trả lời thì cũng chẳng có tác dụng lắm trong việc suy bừa một đáp án.
Còn trong trường hợp bạn đã tính toán kỹ lưỡng và có câu trả lời, hãy cứ đánh dấu vào bảng số dù cho bạn có ko chắc chắn về kết quả của mình.
Loại bỏ đáp án sai
SAT bao gồm hầu hết là những câu hỏi trắc nghiệm. Mà những câu hỏi trắc nghiệm sẽ trở nên rất dễ dàng nếu như bạn có một “chiến thuật” đúng đắn. Tại sao ư? Bởi câu trả lời đã được đặt ra ngay trước mắt chúng ta. Nó chị bị giấu trong hàng đống những câu trả lời sai khác và nhiệm vụ của chúng ta la phải tìm ra nó.
Làm bài thi SAT cũng đơn giản như vậy: bạn nhìn vào câu hỏi, nghĩ ra một đáp án và bingo: bạn tick vào câu trả lời của câu hỏi.
Nhưng cũng có lúc những vấn đề sẽ trở nên rắc rối hơn khi bạn không thể nào nghĩ ra câu trả lời dù đã “soi” rất kỹ đề bài. Nó có thể do bạn ko biết nghĩa của một từ nào đó, do bài toán quá khó hay cũng có thể là do bạn ko thể tìm ra được lỗi ngữ pháp của một câu. Tuy nhiên dù đó có là lý do gì đi chăng nữa, bạn cũng ko nên bỏ qua câu hỏi đó. Thay vào đó, trước tiên hãy cố loại đi những khả năng khác cho đến khi chỉ còn lại 1 đáp án cuối cùng. Hay dù chỉ có loại bỏ được 1 khả năng đi nữa thì bạn cũng đã tạo cho mình một lợi thế tốt hơn.
Cách loại bỏ đáp án sai phụ thuộc nhiều vào từng dạng câu hỏi trong bài thi SAT. Những phương pháp cụ thể mà chúng tôi đưa ra trong quyển sách này sẽ giúp bạn củng cố kỹ năng loại trừ cho từng dạng mà bạn sẽ gặp phải trong kì thi SAT mới. Còn bây giờ bạn chỉ cần nhớ rằng: việc ko thể trả lời ngay trước mỗi câu hỏi ko đồng nghĩa với việc bạn ko thể tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi đó.
Các cạm bẫy trong kỳ thi SAT
Cái bẫy trong kì thi SAT chính là ở những câu trả lời tưởng là đúng mà thực ra lại sai. SAT biết rằng sẽ có những người bị căng thẳng trong lúc làm bài thi. Những người như thế thường có những biểu hiện như sau:
- Họ làm bài thi cho đến khi gặp phải những câu hỏi không thể tìm ngay ra câu trả lời.
- Họ luôn nghĩ rằng: “ Hmm, mình sẽ liếc xuống những câu trả lời xem là mình có đang đi đúng hướng ko”
- Và BANG, họ sập bẫy khi tick vào những câu trả lời thoáng nhìn có vẻ đúng nhưng thực chất lại sai.
Để phát hiện ra những cái bẫy của SAT, đầu tiên chúng ta phải công nhận sự tồn tại của chúng. Điều thứ hai cần lưu ý là chúng ta cần có một chiến lược cụ thể, nếu không sẽ trở thành những “con mồi béo bở” cho những cái bẫy “chết người” này. Nói cách khác, không nên nhìn vào các đáp án trừ khi đã phần nào đoán được câu trả lời cần tìm. Và nếu như bạn đang dùng phương pháp loại trừ, cố nhận ra những cái bẫy được gài sẵn trong những câu đáp án. Một khi bạn nhận ra chúng, bạn có thể loại bỏ chúng ra khỏi những khả năng còn lại, tạo thêm lợi thế cho bản thân.
Những cái bẫy có rất nhiều dạng nhưng chắc chắn một điều chúng không phải là nhưng câu trả lời đúng. Cái gì của những cái bẫy này khiến chúng ta bị lừa vậy? Điều đó còn tùy thuộc vào từng phần của bài thi mà bạn làm.
Bẫy phần đọc hiểu: sự liên hệ giả mạo
Những cái bẫy SAT chủ yếu tập trung ở phần hoàn thành câu và đọc hiểu. Chúng đánh lừa chúng ta hầu hết ở mối liên hệ giả. Những mối liên hệ này tạo cho người thi có cảm giác nó phù hợp với hoàn cảnh câu nhưng thực chất chúng là những đáp án sai. Ví dụ sau sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này:
On Halloween night, five-year old Dilbert was —- to discover that he had received more candy than ever before.
(A) terrified
(B) delighted
(C) nonplussed
(D) distraught
(E) famished
Câu trả lời là B. Nhưng nếu chỉ đọc lướt qua và nhận thấy rằng câu hỏi về Halloween, bạn sẽ dễ dàng nghĩ rằng cậu bé 5 tuổi dilbert sẽ phải terrified. Hay nếu bạn thấy sự góp mặt của từ candy bạn có thể liên hệ đến việc đói, dẫn đến câu trả lời famished E. Những câu đáp án được đưa ra đều có thể cho ta cảm giác là câu trả lời đúng bởi nó đều liên quan đến một khía cạnh nào đó của câu hỏi. Đối với những người thi căng thẳng thì việc mắc phải những cái bẫy này là rất dễ xảy ra.
Và bạn có thể nhận ra rằng nếu như trong phần toán các câu trả lời sai đều là những cái bẫy không loại này thì loại khác thì trong phần đọc hiểu chỉ 1 đến 2 sự lụa chọn là bẫy mà thôi.
Không có bẫy trong phần viết
Và bây giờ là tin tốt lành: không có một cái bẫy nào trong phần thi viết (writing) SAT cả. Những câu hỏi trắc nghiệm và phần viết luận không chứa bất kì một loại bẫy nào cho người thi. Ví dụ như trong đề bài sau được lấy từ câu hỏi Phát triển đoạn của phần viết SAT:
Which of the following is the best way to revise the underlined portion of sentence 2, reprinted below?
Sixty-one percent of adults suffer from obesity, but around 3,000 people die every year from diseases directly related to it.
(A) suffer from obesity, but around
(B) suffer, from obesity but around
(C) suffer from obesity, and
(D) suffer from obesity, although
(E) suffer from obesity since
Phần viết SAT chỉ kiểm tra kiến thức ngữ pháp của bạn mà về ngữ pháp thì chỉ có đúng hoặc sai. Nói cách khác, không có bất kì một bẫy nào trong phần viết cả.
Điểm mục tiêu và chiến thuật làm bài
Điểm mục tiêu ảnh hưởng rất lớn đến chiến thuật làm bài của bạn trong việc thi kì thi SAT mới. Một học sinh mong muốn được điểm trên 700 sẽ phải có một lịch học khác hẳn một người chỉ cần khoảng 500 điểm. Bạn học sinh mong muốn được trên 700 sẽ phải trả lời được hầu hết tất cả các câu hỏi của bài thi, phải làm nhanh mà vẫn không được mắc các lỗi nhỏ không đáng có. Nhưng học sinh chỉ cần 500 không cần thiết phải làm hết tất cả các câu hỏi của bài. Trên thực tế, học sinh cần 500 thậm chí không cần phải cố gắng trả lời hết bởi họ có thể bỏ trống rất nhiều câu hỏi. Họ có thể chọn những câu hỏi nào họ có thể trả lời được và cố gắng chắc chắn trả lời đúng những câu hỏi đấy.
Bảng sau sẽ chỉ rõ hơn phần nào số câu bạn có thể bỏ trống trong mỗi phần của bài thi-Writing, Critical Reading và Math, tùy thuộc vào mục tiêu điểm của bạn.
Điểm mục tiêu/Số câu bỏ trống
- 750-800 /0
- 700–750/0-1
- 650–700 1-3
- 600-650/2-5
- 550-600/4-8
- 500-550/7-12
- 450-500/10-16
- 400-450/14-20
Bảng trên chỉ là một bản mang tính chất hướng dẫn khách quan. Tại sao ư? Bởi vì chúng tôi không thể biết hết được bạn sẽ thế nào khi làm một bài thi thật, bạn có trở nên căng thẳng ko, bạn có sơ suất ko, hay tốc độ làm bài của bạn thế nào… Nhưng điều quan trọng là bạn đã biết được những cạm bẫy có thể có và bạn có thể tìm ra cách để tránh được chúng. Chúng tôi không muốn bạn chỉ có thể nói “ Tôi không nghĩ tôi làm tốt lắm trong việc hoàn thành câu” hay “ Tôi nghĩ là thỉnh thoảng tôi còn nhầm lẫn trong hình học” mà chúng tôi muốn bạn có thể chỉ cụ thể ra những điểm mình còn yếu như “Tôi thấy mình còn yếu trong phần hoàn thành câu với 2 từ vựng” hay “những đường tròn và hình tam giác thật khiến tôi đau đầu”. Và một khi bạn đã tìm ra được điểm yếu của mình, hãy áp dụng cho mình phương pháp chuẩn bị SAT có hiểu quả nhất: biến những bài thi luyện tập thành những người huấn luyện viên SAT đắc lực nhất.
(theo ngoisao.net)
Leave a Reply